Các quân bài Mạt_chược

Trước khi nói về các quân bài mạt chược, chúng ta nên tìm hiểu sơ qua về chiếc bàn kê mạt chược, một công cụ không thể thiếu trong trò chơi này. Bàn để chơi mạt chược của người Hoa khá đơn giản, nó có mặt hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 80cm và cao chừng 60 - 85cm; khi chơi người ta thường trải một tấm khăn để các quân bài không bị trầy xước.

Bàn mạt chược của người Việt lại là một công cụ đặc dụng cao chừng 90cm, cũng có mặt hình vuông với mỗi cạnh dài khoảng 90 - 95cm và có gờ bao xung quanh, gờ cao từ 3 - 4cm được bọc da hoặc nỉ. Mặt bàn cũng được lót bằng một loại chất liệu nylon hoặc mica cứng, trơn láng và có màu tối; thường là màu xanh lam hoặc xanh lục để tăng độ tương phản, giúp những quân bài (thường có màu sáng) trở nên nổi bật hơn.

Mục đích của việc phủ mặt bàn bằng chất liệu trơn láng và cứng để khi xoa bài, những quân bài không rớt ra ngoài và dễ dàng chạy trên mặt bàn hơn. Qua một thời gian sử dụng, mặt bàn sẽ khó tránh khỏi việc bị nhiễm bẩn, độ trơn láng cũng theo đó mà giảm đi ít nhiều. Lúc này, người ta sẽ dùng một lớp phấn bôi lên mặt bàn, giúp cho việc xoa bài trở nên dễ dàng hơn.

Bài mạt chược tuy do người Hoa sáng tạo, nhưng qua thời gian, cách chơi trò này của người Việt và người Hoa có nhiều khác biệt, và vì thế, bộ bài cũng khác biệt theo. Người Hoa dùng bộ bài có 144 quân, nghĩa là chỉ có 2 bộ hoa và không có khung. Trước năm 1975, người Việt đã chơi bài có 4 bộ hoa và 2 bộ khung, tổng số quân bài lên tới 160 quân. Còn bây giờ bài thông dụng có tới 4 bộ khung, thậm chí có khi lên đến 4,5 bộ, đồng nghĩa sẽ có thêm bốn con Nhị Khẩu. Ở đây chúng ta chỉ nói về bộ bài cơ bản, có 1 bộ khung và 160 quân, được chia ra như sau:

Bài Nạc gồm ba loại là:

  • Sách: Biểu thị bằng hình vẽ các đốt của cây trúc có màu xanh lục ngọc, bắt đầu từ 2 đến 9, riêng quân Nhất Sách biểu thị bằng con chim sẻ. Có bốn con với mỗi loại quân như vậy.

  • Vạn: Tất cả những con bài này đều có màu đỏ, viết chữ số Hán tự từ "Nhất" tới "Cửu" và thêm một chữ "Vạn" phồn thể bên dưới.

  • Văn: Biểu thị bằng những vòng tròn nhỏ từ 1 tới 9.

  • Tài Phao: Hay còn gọi là gió, gồm bảy loại, mỗi loại bốn con là:

Đông; Nam; Tây; Bắc

Trung; Phát; Bạch

Bộ Khung: Đây là những quân bài đại diện, thay thế cho những quân bài khác, gồm hai loại khung:

  • Khung Xanh có bốn quân:
Tổng: Thay thế cho tất cả mọi quân bài, kể cả Hoa Thùng: Thay thế cho những quân thuộc hàng Văn Soọc: Thay thế cho những quân thuộc hàng Sách Màn: Thay thế cho những quân thuộc hàng Vạn
  • Khung Đỏ cũng có bốn quân:
Hoa: Thay thế cho tài phao Hỷ: Thay thế cho 4 gió Nguyên: Thay thế cho Trung; Phát; Bạch Hợp: Thay thế cho các quân bài Nạc Văn; Sách; Vạn

(Những bộ bài có từ 2 bộ khung trở lên còn có thêm từ 1 tới 4 khung đặc biệt gọi là nhị khẩu, là quân bài có viết 2 chữ nhỏ hỉ và nguyên, nó thay thế cho nguyên và hỷ)

Cũng cần chính danh cho các tên gọi, như đã nói ở trên, Mạt chược tuy do người Tàu sáng tạo, nhưng đã bị Việt hoá, thậm chí ngay cả tên chính của quân bài cũng bị Việt hóa, điển hình là quân Văn, chữ (đọc theo âm Hán Việt là đồng, nghĩa là kim loại đồng, còn đọc theo phiên âm Quảng Đông là Thùng) quân bài biểu thị bằng những vòng tròn nhỏ tượng trưng cho các đồng xu (cent) hoặc đồng trinh (1/10 cent) vì thế nó không liên quan gì đến chữ Văn cả. Có thể các cụ ngày xưa chơi Tổ tôm quen nên đã đồng hoá tên gọi theo các con bài tổ tôm cho dễ gọi, dễ nhớ chăng, bởi cách chơi Mạt chược cũng có nhiều điểm giống với Tổ Tôm như phu ngang, phu dọc...

Bộ Hoa: gồm 4 bộ hoa là: Mai Lan Cúc Trúc

Bốn mùa: Xuân Hạ Thu Đông

  • Tứ Hoàng (cũng gọi là Vương) đánh số từ 1 tới 4 và bên dưới là chữ Hoàng
  • Tứ Hậu, đánh số từ 1 tới 4 và bên dưới là chữ Hậu

(Đôi khi có 2 bộ Hoa khác là Cầm Kỳ Thi Họa và Ngư Tiều Canh Độc thay thế cho 2 bộ Vương & Hậu)